5 Comments

mình nghĩ chữ unprecedented events nên dịch là sự kiện không thể tiên liệu hay không thể đoán trước thì đúng hơn. ngoài ra, điểm thú vị của đồ án này chắc nên được đọc trong sự phân lớp (cũng là điểm trùng hợp với đồ án của Tschumi) thì sẽ sâu sắc hơn.

Expand full comment

Vâng anh. Đồ án Parc de la Villette thì có nhiều chuyện hay để bàn lắm. Bài này Đ chỉ gom gom lại quanh vụ strip & void thôi, đặt chung với các đồ án khác của Rem Koolhaas để thấy mối liên hệ.

Về phân lớp thì hình như trong cuộc thi này chỉ có bài của Rem Koolhaas và Bernard Tschumi thôi a nhỉ? Các lý thuyết Tschumi thì thiệt là khó nắm bắt, Đ có xem The Manhattan Transcripts và mấy bài diễn giải trên AR nhưng cũng chẳng hiểu gì cả về các ý của Tschumi.

Expand full comment

Uh tại kinh nghiệm đọc Rem của anh là mình dễ sa đà vào tính cách mạng của ổng mà không đặt nó trong những bối cảnh hay mạch nguồn lớn hơn. Điều này cũng làm hạn chế việc nhận ra những tầng lớp ý nghĩa sâu sắc và có được góc nhìn phê phán trước những luận điểm của Rem.

Với Tschumi thì anh cũng không tìm hiểu nhiều một phần cũng thấy chúng hơi tư biện và một phần cũng ít tài liệu để xem. Nhưng cái La Villette này thì thú vị (dù không thú vị bằng cái của Rem :)). Dù sao nó cũng thắng ( một sự an ủi cho việc Delirious New York đã làm Manhattan Transcripts bị chìm vào quên lãng chăng? :))

Expand full comment

một điểm nữa mình nghĩ đặt cách tiếp cận này (một đồ án cảnh quan-đô thị) trong tương quan với kiểu mô phỏng hình tượng ( kiến trúc) cũng không thuyết phục lắm. Nên chăng đặt nó trong mạch nguồn thiết kế cảnh quan đô thị từ truyền thống đến hiện đại ( ví dụ so sánh với những đồ án của andré le nôtre, hay thẩm mỹ picturesque trong vườn Anh, etc.) có lẽ sẽ có một điểm nhìn xuyên suốt rành mạch hơn?

Expand full comment

Thực ra chủ thể của bài này không nói về Parc de la Villette đâu anh, đó chỉ là một ví dụ để bàn về programming và cách làm của Rem Koolhaas thôi. Bởi vậy nên trong titre thì công viên này cũng ko phải vế chính.

Nói về programming thì yêu cầu cho Parc de la Villette cũng dày đặt lắm, nó nằm giữa một công viên và một công trình kiến trúc công cộng chứ không nghiêng về cảnh quan như một khu vườn truyền thống. Từ Parc de la Villette Đ thấy một trường hợp thú vị là với một bảng dày đặt các yêu cầu và hoạt động gần như một công trình nhiều tầng mà không có cách nào để gom vào trong một hình khối hình tượng cụ thể thì sẽ như thế nào? dẫn đến suy nghĩ ở một đồ án "kiến trúc" hơn thì việc gom các hoạt động này o ép vào một hình khối tưởng tượng từ trước có phải là cách duy nhất?

Nói chung là chủ thể của bài không phải là Parc de la Villette và các vấn đề cảnh quan. Thực ra thì lấy Seattle library làm ví dụ cũng được nhưng các hoạt động trong công trình này khá ít. Và khi Đ viết bài này thì cũng bị cảm hứng từ bài trả lời 10 câu hỏi của Koolhaas và Tschumi trong cuốn PRAXIS 8: Re:Programming, trong đó nhắc nhiều tới Parc de la Villette.

Expand full comment